Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng xếp thứ 3 về chỉ số Vietnam ICT Index

Thứ tư - 12/04/2017 09:49

Thông tin trên được Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) và Hội Tin học Việt Nam (VAIP) công bố chính thức tại buổi họp báo công bố xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam 2016 (Vietnam ICT Index 2016) vào ngày 23/03/2017 vừa qua.

Đây là báo cáo do VAIP và Bộ TTTT tiến hành khảo sát, đánh giá và công bố xếp hạng hàng năm, năm 2016 là năm thứ 11. Báo cáo này giúp các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp xác định vị trí, hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của mình trong bức tranh tổng thể của cả nước. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương định hướng, đề ra giải pháp phù hợp nhằm cải thiện công tác phát triển và ứng dụng CNTT của mình nói riêng và của cả nước nói chung, xây dựng thành công Chính phủ điện tử.

Từ năm 2016, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá xây dựng báo cáo đã được đổi mới phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Chỉ số ICT Index được kết cấu theo hệ thống chỉ tiêu của Liên hợp quốc về đánh giá, xếp hạng chính phủ điện tử. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá bao gồm 03 chỉ số thành phần là chỉ số hạ tầng kỹ thuật, chỉ số hạ tầng nhân lực, chỉ số ứng dụng CNTT. Việc tổ chức đánh giá cũng được đổi mới so với các năm trước đây, các số liệu được xác minh thực tế, kiểm tra tính logic và tin cậy trong thời gian 1-2 tháng trước khi nhập liệu để tính toán.

Cuc CNTT 38 24042017

Theo kết quả báo cáo Vietnam ICT Index 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tăng 9 bậc so với năm 2015 và vượt lên xếp thứ 3 trong tổng số 20 bộ, ngành có dịch vụ công trực tuyến. Vị trí thứ nhất và vị trí thứ 2 do Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước giữ trong nhiều năm qua. Tính riêng các chỉ số thành phần thì Bộ GDĐT xếp thứ 05 về hạ tầng kỹ thuật, thứ 09 về hạ tầng nhân lực và thứ 02 về ứng dụng CNTT.

Tại buổi hội thảo, trao đổi với phóng viên về báo cáo chỉ số, ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT – Bộ GDĐT cho biết: “Để có được kết quả trên, lãnh đạo Bộ GDĐT đã chỉ đạo sát sao trong suốt các năm vừa qua, triển khai quyết liệt nhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý, hỗ trợ dạy-học và nghiên cứu khoa học trong toàn ngành. Bộ đã đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả nhiều hệ thống CNTT như hệ thống văn phòng điện tử (e-Office), hiện đại hóa cổng thông tin điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hệ thống học tập trực tuyến (e-learning), kho học liệu điện tử, họp trực tuyến qua mạng, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin, kết nối liên thông các hệ thống thông tin quản lý,… Tuy nhiên, chỉ số về hạ tầng CNTT và hạ tầng nhân lực của Bộ vẫn chưa cao như mong muốn. Bộ sẽ phải tập trung phát triển hiệu quả hơn nữa về các lĩnh vực trên trong thời gian tới.”

Được biết, nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cũng đang được Bộ GDĐT chỉ đạo, Cục CNTT phối hợp với các đơn vị gấp rút triển khai, sớm đưa vào khai thác sử dụng ngay từ năm 2017 như hệ thống đảm bảo an toàn thông tin hiện đại, cơ sở dữ liệu toàn ngành từ giáo dục mầm non, phổ thông cho đến đại học, các hệ thống thông tin chuyên ngành từ trung ương đến địa phương.
Đây là kết quả rất tích cực với Bộ GDĐT nói riêng và toàn ngành GD nói chung, nhưng đồng thời cũng đặt ra thử thách to lớn cho Bộ để tiếp tục duy trì và nâng cao thứ hạng những năm tới đây./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây