Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Chính phủ điện tử ngành GDĐT
- Thứ ba - 14/11/2017 09:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Công nghệ thông tin) tổ chức Hội thảo “Chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo” và tập huấn “Công nghệ thiết kế bài giảng E-learning”. Tham dự Hội thảo có đại diện các Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các cơ sở GDĐT, các doanh nghiệp công nghệ thông tin… Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tham dự và chỉ đạo Hội thảo.
Ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Công nghệ thông tin) tổ chức Hội thảo “Chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo” và tập huấn “Công nghệ thiết kế bài giảng E-learning”. Tham dự Hội thảo có đại diện các Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các cơ sở GDĐT, các doanh nghiệp công nghệ thông tin… Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tham dự và chỉ đạo Hội thảo.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, việc ứng dụng CNTT là 1 trong 9 nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong giai đoạn tới. Với sự phát triển của CNTT, của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục đang tới rất nhanh, buộc chúng ta phải phát triển và theo kịp, chủ động đón nhận. Đầu năm 2017, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ giai đoạn 2016 – 2020 và Kế hoạch hành động thực hiện NQ36a của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là sắp xếp, nghiên cứu ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thể hiện thiết kế tổng thể các thành phần, chức năng và mối quan hệ giữa các thành phần trong phạm vi toàn ngành.
Theo ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GDĐT), việc xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử có tầm quan trọng nhất định, trước hết sẽ giúp tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính phủ điện tử, từ đó tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin.
Hội thảo cũng đã lắng nghe các báo cáo tham luận từ các đơn vị về Dự thảo kiến trúc Chính phủ điện tử trong ngành giáo dục và đào tạo, công tác ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, trao đổi kinh nghiệm triển khai áp dụng CNTT nhằm tăng cường công tác quản lí, kết nối thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn việc ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong trường học cần nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ, bởi nhân lực ứng dụng CNTT có vai trò quyết định thành công ứng dụng CNTT trong GDĐT, hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, cần triển khai các lớp bồi dưỡng CNTT cho nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lí, bám sát nhu cầu ứng dụng trong công việc; đáp ứng chuẩn ứng dụng cơ bản, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, Kỹ năng khai thác sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin trong nhà trường, đẩy mạnh tập huấn qua mạng.
Cục Công nghệ thông tin