Chiều 21/12, Bộ GD&ĐT, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel tổ chức sơ kết thực hiện thỏa thuận hợp tác về CNTT và viễn thông giai đoạn 2017-2020 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và ông Lê Đăng Dũng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại lễ sơ kết
Ngày 18/10/2017, việc ký thỏa thuận hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel giai đoạn 2017-2020 là dấu mốc quan trọng trên con đường đồng hành của Viettel đối với ngành Giáo dục.Rút kinh nghiệm về công tác phối hợp triển khai của giai đoạn trước, ngay sau lễ ký kết, 2 bên đã nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo để phân công nhiệm vụ cụ thể kèm theo lộ trình thực hiện tới từng đơn vị thuộc mỗi bên làm cơ sở để giám sát, đánh giá kết quả thực hiện của Thỏa thuận hợp tác.Kết quả sau 4 năm ký thỏa thuận với Bộ GD&ĐT lần thứ nhất là 1 năm ký thỏa thuận lần thứ 2 có thể nói đến việc 23/43 nghìn trường học đang ứng dụng SMAS vào công tác quản lý trường học; 30 sở GD&ĐT, 200 phòng GD&ĐT/50 tỉnh, 19.000 trường học/63 tỉnh đang sử dụng hệ thống cổng thông tin điều hành của Viettel để kết nối liên thông đồng bộ từ các cấp quản lý giáo dục xuống các trường học; 20 Sở GD&ĐT đang xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ công tác điều hành từ sở xuống trường học liên thông kết nối hệ thống CSDL của Bộ GD&ĐT.Hai bên cũng hợp tác triển khai hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018. Theo đó, phục vụ trên 900.000 thí sinh đăng ký dự thi thành công trên hệ thống; 2 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển, lọc ảo đảm bảo an toàn, hiệu quả.Trong giai đoạn tiếp theo, Viettel cam kết thực hiện tốt các nội dung công việc đã cam kết. Trong đó, triển khai nốt internet miễn phí trường học cho các cơ sở giáo dục chưa được cung cấp. Tài trợ cho 63 Sở GD&ĐT quyền sử dụng kết nối Edumeet tới cầu truyền hình của Bộ GD&ĐT. Hỗ trợ xây dựng cổng thông tin về nhu cầu phát triển, sử dụng nguồn nhân lực. Tài trợ xây dựng kho học liệu số dùng chung toàn ngành để kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa. Xây dựng trang thông tin địa phương kết nối liên thông tin tức từ Bộ GD&ĐT tới các sở GD&ĐT nhằm hỗ trợ Bộ tạo kênh thông tin truyền thông riêng cho ngành Giáo dục. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin nghiên cứu triển khai mô hình mạng xã hội học tập cho ngành Giáo dục. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng trao tặng bằng khen của Bộ trưởng cho 9
cá nhân tiêu biểu của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel
đã có đóng góp tích cực trong thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa 2 cơ quan.
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT và toàn ngành Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao và cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel với Bộ GD&ĐT nói riêng, với ngành Giáo dục nói chung trong thời gian qua.Cho biết việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT là một trong những ưu tiên của ngành Giáo dục, Bộ trưởng nhấn mạnh đến nội dung ứng dụng CNTT trong công tác quản lý; trong dạy học; cùng với đó là xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa để mọi người cùng chia sẻ tri thức.Thời gian tới, Bộ trưởng mong muốn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của Viettel trong việc chuẩn hóa, liên thông kết nối, đồng bộ cơ sở dữ liệu toàn ngành. Triển khai e-office của Bộ GD&ĐT và kết nối với 63 tỉnh, sâu hơn nữa là đến các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục. Xây dựng kênh thông tin xuyên suốt từ Bộ xuống các các sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục, tạo tương tác 2 chiều giữa cơ quan quản lý và giáo viên, học sinh. Cùng với đó, Viettel đóng vai trò hạ tầng và kết nối xây dựng xã hội học tập cho quốc gia. Tại buổi lễ, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel đã trao quyền sử dụng phần mềm họp trực tuyến Edumeet cho Bộ GD&ĐT |