Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ năng an toàn thông tin cho học sinh sinh viên

Thứ tư - 09/02/2022 17:07
Dân số Việt Nam hiện có khoảng 98 triệu dân, trong đó có khoảng 24,7 triệu là trẻ em. Tại Việt Nam, 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet trong đó, 43,4% có thời gian sử dụng trung bình một ngày từ 1-3 tiếng. Môi trường internet mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho trẻ em như: Cung cấp kiến thức, thông tin; tương tác, chia sẻ, kết nối; vui chơi, giải trí hấp dẫn, đa dạng. Tuy nhiên, internet cũng có nhiều cạm bẫy khó lường đối với nhóm đối tượng là trẻ em - vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng. 

Chính vì vậy, để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT giai đoạn 2021 - 2025” và Quyết định 1907/QĐ/TTg ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT giai đoạn 2021 - 2025”, Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD& ĐT) phối hợp với VNISA tổ chức các cuộc thi tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ năng ATTT cho HSSV các nhà trường trên toàn quốc như cuộc thi học sinh với an toàn thông tin và Cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN. 

Cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN là cuộc thi về ATTT duy nhất dành riêng cho sinh viên đại học ở khu vực ASEAN cũng như ở châu Á. Cuộc thi được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam duy trì tổ chức hằng năm với trách nhiệm xã hội nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin, thúc đẩy thực hiện Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia và Chiến lược an toàn không gian mạng quốc gia; nâng cao uy tín, xếp hạng quốc tế của Việt Nam về ATTT theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế. Năm 2022 là năm thứ 14 liên tục cuộc thi được tổ chức và là năm thứ 3 cuộc thi được mở rộng ra các nước ASEAN. Cuộc thi ngày càng thu hút nhiều đội tuyển tham gia, chất lượng bài thi ngày càng hoàn thiện, ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới. Vừa qua, sinh viên đến từ Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đoạt giải cuộc thi sinh viên với ATTT năm 2021 đã đực lựa chọn tham gia cuộc thi Cyber Seagame và đã đoạt giải Bạc của cuộc thi này! Đây là lần thứ 2, Việt Nam đạt giải cao cuộc thi Cyber Seagame.

Cyber SEA Game là cuộc thi về kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin dành cho các đối tượng trẻ trẻ (gồm sinh viên và kỹ sư) từ 15 - 29 tuổi của các nước ASEAN, với sự hợp tác tài trợ của Nhật Bản. Cuộc thi được Trung tâm nâng cao năng lực an toàn thông tin ASEAN - Nhật Bản tổ chức với mục đích tạo cơ hội cho các sinh viên, kỹ sư trẻ hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin của các nước trong khu vực ASEAN được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Tham gia cuộc thi này, các đội thi theo hình thức “Cướp cờ” (capture the flag - CTF) nhằm kiểm tra kiến thức và hiểu biết về khả năng phát hiện lỗ hổng bảo mật, quản lý và sửa lỗi an toàn thông tin dựa trên những kịch bản tấn công khác nhau. Các đội thi ứng dụng những kỹ năng phân tích điều tra an toàn mạng, dịch ngược mã, phòng thủ mạng máy tính, xử lý sự cố, kiểm tra đánh giá an toàn hệ thống. Đội chơi dành điểm cao nhất trong thời gian ngắn nhất sẽ chiến thắng. Các đội cũng tham dự hội thảo tập huấn về bảo mật máy tính và chia sẻ cách thức xử lý đối với các cuộc tấn công mạng thông qua tình huống thật.

Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin được khởi động từ năm 2021. Cuộc thi do VNISA, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) phối hợp tổ chức. Trong năm đầu tiên được tổ chức, cuộc thi học sinh với an toàn thông tin tập trung trước hết vào đối tượng học sinh THCS trên toàn quốc. Trong số 6 triệu học sinh của 15.000 trường THCS trong cả nước, Ban tổ chức kỳ vọng cuộc thi năm nay sẽ thu hút dự kiến được 1 triệu em học sinh tham gia.

Đề thi “Học sinh với An toàn thông tin năm 2022” gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút. Các câu hỏi thi là những kiến thức phổ thông về an toàn thông tin và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng theo các chủ đề gồm: Giáo dục về đạo đức, pháp luật; Kiến thức về tin học và ATTT; Bảo vệ thông tin các nhân của trẻ em và phòng chống nội dung xấu trên mạng; Phòng tránh các tương tác có hại trên mạng; Phòng tránh nguy cơ có hại trong quảng cáo và tiêu dùng trên mạng; Phòng chống nguy cơ mất an toàn mạng; Bảo vệ trẻ em trong sử dụng mạng xã hội; Sử dụng thiết bị di động an toàn.

Nội dung thi gồm các kiến thức về quy định pháp luật liên quan tới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và những kiến thức, kỹ năng cơ bản phòng chống nguy cơ mất an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và một số tình huống ví dụ điển hình. Cùng với các nội dung dạy học chính khóa tin học trong các nhà trường, đây là một hoạt động bổ trợ đắc lực nhằm tăng cường các kiến thức, kỹ năng ATTT cho học sinh ở lứa tuổi THCS
 
Tin02
Ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin phát biểu tại hội nghị

Hi vọng thông qua các cuộc thi sẽ giúp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm về an toàn thông tin, thúc đẩy phong trào học tập an toàn thông tin trong các nhà trường, tôn vinh các tài năng trong lĩnh vực an toàn thông tin, góp phần phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin Việt Nam đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số nước nhà.

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây